Có bao giờ bạn từng bắt gặp giấc mơ nằm trong giấc mơ chưa? Đó là khi chúng ta thức giấc sau một giấc mơ và nhận ra rằng mình vẫn đang mơ. Cùng Chuyên gia sổ mơ đi giải mã hiện tượng bí ẩn này nhé!
Hiện tượng mơ trong mơ là gì?
Mơ trong mơ hay còn gọi là hiện tượng “Thức Giả” - False Awakening. Có thể nói đây là một trong những hiện tượng bí ẩn khiến các nhà khoa học phải đau đầu đi tìm nguyên nhân lý giải cho sự xuất hiện của nó.
Đây là một trong những giấc mơ kỳ lạ và khó lý giải nhất hiện nay. Bạn thức dậy lần đầu trong giấc mơ nhưng giấc mơ đó lại rất chân thực đến mức bạn không thể phân biệt được là đang mơ hay tỉnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp, khi mơ “tỉnh” được một khoảng thời gian, chúng ta sẽ tiếp tục đi ngủ và sau đó quay lại giấc mơ thật trước khi hiện tượng “Thức Giả” xảy ra.
Điều đáng nói là giấc mơ này khiến con người ta hoảng sợ, mệt mỏi cả ngày dài. Tuy nhiên có nhiều người có khả năng gặp phải nhiều giấc mơ như vậy trong một đêm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Vậy nên, nếu gặp phải hiện tượng mơ trong mơ thì bạn nên để tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi. Hãy tạm bỏ công việc, học tập qua một bên và cho phép bản thân được tận hưởng quãng thời gian thư giãn, cân bằng lại cuộc sống.
Biểu hiện của hiện tượng mơ trong mơ
Trong giấc mơ, bạn thấy mọi thứ vẫn diễn ra một cách bình thường. Bạn thấy mình đang làm một việc gì đó, có thể là những công việc quen thuộc hàng ngày hoặc chuyện trước đây chưa từng làm qua.
Một thời gian sau đó, bạn nhận ra rằng đây chỉ là giấc mơ. Sau một khoảng thời gian ngắn thì bạn lại tiếp tục rơi vào quỹ đạo của giấc mơ trước đó. Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại như thế nhiều lần khiến bạn hoảng loạn, muốn thoát ra khỏi vòng xoáy đó nhưng không làm được.
Bạn có thể nhìn thấy mình làm những việc thường ngày như ăn uống, tắm rửa, đi chơi. Tuy nhiên, cũng có nhiều giấc mơ đáng sợ như cướp giật, truy đuổi, nhìn thấy ma. Những giấc mộng này khiến bạn sợ hãi và mất ngủ ngay sau đó.
Nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào tình trạng “mơ trong mơ”
Có một sự thật rằng, cho đến tận ngày nay thì khoa học và y khoa đều chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác của hiện tượng mơ trong mơ. Tuy nhiên, vẫn có một vài phán đoán được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng thức giả. Nếu như bạn cảm thấy lo sợ với những gì sắp xảy ra vào ngày hôm sau thì bạn sẽ mơ thấy chính điều đó.
Não bộ khi đó sẽ mơ về việc thức dậy, sau đó tái hiện lại chính xác tất cả những gì có thể xảy ra, khiến bạn rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng sự kỳ vọng quá mức cũng có thể tạo ra giấc mơ này. Khi lo lắng, bạn dễ bị chìm vào giấc mơ và bắt gặp hiện tượng thức giả, trực tiếp trải nghiệm những sự kiện mà bạn nghĩ tới.
Quá trình phân mảnh giấc ngủ của não bộ
Một giả thuyết khác được các chuyên gia đưa ra đó là do quá trình phân mảnh giấc ngủ của não bộ. Tức là, giấc ngủ của chúng ta được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có khu vực “mơ” và khu vực chịu trách nhiệm cho nhận thức trong giấc mơ.
Những giấc mơ này thường sẽ rất chân thực, hay còn gọi là Vivid Dream. Bạn thậm chí có thể nhận thức và điều khiển được nhunung sự việc diễn ra trong giấc mơ của mình.
“Mơ trong mơ” có phải là hiện tượng “bóng đè”?
Về cơ bản, hiện tượng bóng đè (tên tiếng anh là Sleep Paralyzed) có thể xảy ra khi ngủ và ngay cả khi thức dậy. Mặc dù trong lúc bị bóng đè, cơ thể chúng ta không thể cử động được nhưng vẫn có thể cảm nhận được chính xác mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do một giai đoạn nào đó của não bộ điều khiển hoạt động của cơ thể bị tê liệt, không còn khả năng phản ứng với mọi sự kiện diễn ra bên ngoài.
Tuy nhiên, trong lúc bị bóng đè thì phần não chịu trách nhiệm nhận thức đột nhiên tỉnh dậy. Chính điều này đã gây nên tình trạng không thể cử động mặc dù đầu óc đã dần tỉnh táo.
Một mẹo nhỏ cho bạn khi gặp tình trạng bóng đè đó là cố gắng hít thở thật sâu, thở đều và cố gắng cử động các bộ phận nhỏ trên cơ thể như ngón tay, ngón chân. Tình trạng này thường kéo dài trong vài phút và khi thực hiện những mẹo này, chỉ 2-3 phút sau là cơ thể bạn có thể trở lại trạng thái bình thường.
Còn hiện tượng “mơ trong mơ” là bạn vẫn có thể cử động được bình thường. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong giấc mơ. Nguyên nhân không phải đến từ não bộ mà do bạn quá sợ hãi mà thôi.
Làm thế nào để không bị “thức giả”?
Nhìn chung, hiện tương “mơ trong mơ” không phải là dấu hiệu của một căn bệnh tâm lý. Trên thực tế, giấc mơ này khá phổ biến, hầu như tất cả chúng ta đều từng được trải nghiệm.
Tuy nhiên, nếu những giấc mơ này xuất hiện thường xuyên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn nên cân nhắc đến phương án gặp bác sĩ tâm lý.
Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng “mơ trong mơ” đó là cải thiện giấc ngủ và chăm sóc sức khỏe. Bạn nên tránh dùng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn vào buổi tối. Đây là những chất khiến bạn mất ngủ và dễ rơi vào tình trạng thức giả.
Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ luyện tập thể dục thường xuyên. Vận động thể dục thể thao là phương án tốt nhất để giải tỏa căng thẳng, cân bằng lại tinh thần, tránh những hiện tượng lạ xảy ra trong giấc mơ.
Thêm vào đó, bạn cũng nên ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Xây dựng lối sống khoa học giúp chúng ta tạo ra thói quen tốt cho cơ thể, làm giảm khả năng bắt gặp hiện tượng thức giả.
Mơ trong mơ là một trong những hiện tượng được rất nhiều nhà khoa học và bạn đọc quan tâm. Hy vọng rằng thông qua bài phân tích này, Chuyên gia sổ mơ đã phần nào giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng thú vị này.